Bài truyền thông về bệnh Lao

content:

 

Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Lao gây nên, không phải bệnh di truyền, bệnh lây truyền trực tiếp từ người bị lao phổi, bệnh lao có thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể phòng tránh được, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bệnh lao lây qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, nói, khạc, tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa đầy vi khuẩn lao bay lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít phải những hạt này vào phổi, vi trùng lao có thể gây bệnh ở tất cả các bộ phận trong cơ thể, khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi người nhiễm lao sẽ bị mắc lao, nguy cơ mắc lao cao hơn gặp ở những người như Bệnh tiểu đường, người bị nhiễm HIV, Suy dinh dưỡng, suy thận, nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia….

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao sau đây cần đến trạm y tế xã hoặc Trung tâm y tế Tp Vinh để khám, xét nghiệm và tư vấn:

  • Ho kéo dài trên 2 tuần
  • Sốt nhẹ về chiều, ớn lạnh, ra mồ hôi trộm về đêm
  • Mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân
  • Tức ngực, đôi khi khó thở

Để chữa khỏi bệnh Lao người bệnh cần thực hiện bốn nguyên tắc sau:

  • Phối hợp các thuốc chống lao
  • Phải dùng thuốc đúng liều
  • Phải dùng thuốc đều đặn
  • Phải dùng đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì

Để phòng tránh bệnh Lao, mọi người dân cần thực hiện:

  • Vệ sinh môi trường, nhà cửa luôn thông thoáng sạch sẽ.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời người mắc bệnh Lao để hạn chế mầm bệnh phát tán ra môi trường.
  • Tiêm vắc xin BCG cho trẻ < 1 tuổi.
  • Người mắc lao phải thường xuyên đeo khẩu trang, khi ho, khạc nhổ phải che miệng.
  • Trẻ từ 0-4 tuổi và những người tiếp xúc gần với người bị lao phổi cần đi khám sàng lọc để điều trị lao tiềm ẩn dự phòng bệnh Lao.

Chúng ta cùng vào cuộc, để năm 2024 là “ năm của hy vọng” nhận được sự chung tay, tập hợp sức mạnh của toàn cầu trong tiến trình chấm dứt bệnh Lao vào năm 2035.

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 1249
Tổng: 204581